Header Ads Widget

Kiến thức quan trọng trong Digital Marketing

1. Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là một mảng nhỏ trong các phương thức Marketing. Có thể hiểu Digital Marketing là hình thức quảng bá thương hiệu, sản phẩm nhằm tăng nhận thức về sản phẩm và thương hiệu, kích thích hành vi mua hàng dựa trên nền tảng internet hay các thiết bị Digital. Hãy cùng ABC Digi khám phá những kiến thức quan trọng trong Digital Marketing trong bài viết dưới đây nhé!

2. Những  lý do hàng đầu để học Digital Marketing

Bạn muốn theo đuổi Digital Marketing nhưng vẫn còn rất mơ hồ về lĩnh vực này, bạn phân vân không biết liệu rằng lựa chọn của mình có chính xác không. Sau đây là top những lý do hàng đầu dành cho bạn.

- Tốc độ phát triển của thị trường công nghệ số ngày càng tăng

Tiếp thị kỹ thuật số đang phát triển ngày càng nhanh chóng và các số liệu thống kê cũng tiết lộ rằng lĩnh vực này sẽ có nhiều cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn các công việc phù hợp với khả năng và nhu cầu của bản thân.

- Đa dạng cơ hội việc làm

Không giống như các lĩnh vực khác, Digital Marketing có rất nhiều cơ hội không chỉ về công việc mà còn đa dạng lĩnh vực, không bị giới hạn trong một phạm vi cụ thể. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể làm việc và kiếm được thu nhập cao với tư cách là một Digital Marketer tự do.

- Dễ dàng bắt đầu một dự án kinh doanh

Bạn có thể dễ dàng tạo dựng được một dự án của riêng mình bằng cách sử dụng các nền tảng online như: YouTube, blog, Facebook,… Khi bạn hiểu cách thức hoạt động, bạn sẽ dễ dàng tìm ra kênh tiếp thị nào phù hợp để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình, v.v. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có đủ kiến ​​thức về cách tối ưu hóa blog và kênh tiếp thị mà bạn chọn.

- Digital Marketing không bao giờ lỗi thời

Tiếp thị kỹ thuật số là một trong những lĩnh vực luôn có xu hướng đổi mới để bắt kịp với xu hướng của thị trường. Bạn sẽ thấy nó thú vị và cho phép bản thân tự do sáng tạo hơn trong việc lập một chiến lược tiếp thị. Bạn có thể sẽ được làm việc cùng với các chuyên gia có nhiều kiến ​​thức nền tảng và chiến lược mới.

- Có thể làm việc online mọi lúc mọi nơi

Các nền tảng như: Youtube, Facebook, Google, Twitter và các nền tảng khác có thể được truy cập từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, vì vậy bạn có thể sống ở Việt Nam và làm việc cho khách hàng ở nhiều quốc gia khác mà không sợ cách biệt về vị trí địa lý.

-  Mức thu nhập hấp dẫn

Khi nhu cầu thị trường ngày càng tăng, điều đó có nghĩa là bạn sẽ có nhiều cơ hội để tìm kiếm một công việc có thu nhập cao, cho dù là làm việc tại nhà hay làm việc tự do. Vì vậy, miễn là bạn có kiến thức chuyên môn giỏi, kinh nghiệm vững vàng, kỹ năng ngoại ngữ tốt thì mức thu nhập “nghìn đô” sẽ không có gì khó. Bạn còn có thể đảm nhận được các vị trí cao hơn trong tổ chức nhờ vào trình độ chuyên môn, điều này cũng sẽ giúp nâng cao mức lương của bạn.

3. Các kỹ năng cần có để làm Digital Marketing

3.1 Website Marketing

Website là đại diện cho thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ ở môi trường Internet. Website marketing là các chiến lược giúp quảng bá và thu hút người dùng truy cập vào website nhiều nhất.

3.2 SEO (Search Engineer Optimize)

Là quá trình tối ưu hóa cho website của bạn, giúp tăng thứ hạng website trên bộ máy tìm kiếm (thông thường sẽ tối ưu trên google).

3.3 PPC

Cung cấp khả năng tiếp cận người dùng đến với website thông qua các quảng cáo trả phí.

3.4 Content Marketing

Là toàn bộ nội dung trong môi trường Digital Marketing. Trên bản chất, Digital Marketing là một hệ thống lưu trữ và trao đổi thông tin dưới dạng nội dung.

3.5 Affiliate Marketing

Là hình thức người khác sẽ quảng bá sản phẩm của bạn và nhận hoa hồng từ mỗi đơn hàng/sản phẩm mà họ bán được.

3.6 Inbound Marketing

Là thuật ngữ khác để đề cập đến việc bạn sử dụng hệ thống Digital Marketing và tiếp kênh khách hàng tiềm năng.

3.7 Mobile Marketing

Là hình thức tiếp cận khách hàng qua các kho ứng dụng di động như Google Play, App Store, Amazon Marketplace,…

(Xem thêm: SachXua.vn)

3.8 Video Marketing

Chính là việc sử dụng nội dung dưới dạng video trên các kênh Digital Marketing có nền tảng là video như Youtube, Tiktok,… để tiếp cận người dùng.

3.9 Email Marketing

Đây là phương tiện giúp liên lạc với khách hàng, đặc biệt là những người đang quan tâm đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.

3.10 Social Marketing

Là các hình thức tiếp thị qua mạng xã hội. Bạn sẽ tiếp cận với người dùng qua các mạng xã hội bằng các chiến dịch nội dung, PPC hoặc kết hợp cả 2.

4. Lộ trình tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu

Bạn muốn tự học Digital Marketing online? Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu? Hãy yên tâm, trong bài viết này ABC sẽ giới thiệu cho bạn lộ trình tự học Digital Marketing theo mô hình T - shaped Marketer Model của McKinsey.

Giai đoạn 1: Trang bị kiến thức tổng quan về Digital Marketing

Tư duy nền tảng về Marketing (Marketing Foundations)

Tư duy nền tảng là kiến thức đầu tiền cần nắm vững khi bắt đầu tự học Digital Marketing. Để trang bị kiến thức này, các bạn cần hiểu về bản chất của Marketing, phân đoạn thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, mô hình 4P, 7P, Marketing Mix. Bên cạnh đó, bạn cũng nên học thêm những kiến thức về định vị sản phẩm, định vị thương hiệu, nghiên cứu hành vi khách hàng, lập kế hoạch Marketing và nhiều kiến thức liên quan.

Nắm vững kiến thức nền tảng là bước đệm vững chắc, giúp bạn dễ dàng định hướng được bản thân cần làm gì để giúp doanh nghiệp, công ty, chiến dịch Marketing được thành công, tiếp cận được khách hàng của mình.

Kiến thức tổng quan về các mảng và công cụ trong Digital Marketing

Khi đang ở giai đoạn tự học Digital Marketing này, bạn cần tìm hiểu tổng thể tất cả các mảng trong Digital Marketing để có thể nắm được bức tranh toàn cảnh của lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, nó cũng giúp bạn hình dung được chức năng, vai trò của những mảng đó trong Digital Marketing. Đồng thời, cần tìm học thêm cách sử dụng thành thạo các công cụ thường dùng trong lĩnh vực Tiếp thị số này vì nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình làm việc.

Digital Marketing có rất nhiều mảng như:

- SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

- Content Marketing

- Social Media

- Paid Media

- Ecommerce Specialist

- Affiliate Marketing

Giai đoạn 2: Lựa chọn mảng thích hợp để học chuyên sâu

Sau khi đã trang bị kiến thức tổng quan về Digital Marketing ở giai đoạn 1, nắm rõ được tính chất của từng mảng thì chắc hẳn bạn đã có lựa chọn cho mình một lĩnh vực mà bạn hứng thú. Việc lựa chọn mảng thích hợp để học chuyên sâu rất quan trọng.

Content rất quan trọng trong marketing, bạn không thể làm marketing nếu không có content. Bạn có thể phát triển mạnh về 1 mảng nào đó trong Digital Marketing nhưng content bạn nên biết để dùng. Nếu bạn chưa biết về content, bạn có thể tham khảo lộ trình luyện viết content cho người mới bắt đầu của ABC.

Giai đoạn 3: Thực hành và tích lũy kinh nghiệm

Thực hành là cách tốt nhất giúp bạn thuần thục công việc. Bạn có thể nhớ, nắm rõ tất cả các lý thuyết Digital Marketing, tuy nhiên đến khi thực hành lại là một phạm trù khác, sẽ có rất nhiều vấn đề khác phát sinh.

Mỗi lần thực hành là một kinh nghiệm được rút ra. Nếu bạn thường xuyên thực hành, ngoài việc giúp bạn nâng cao kỹ năng, mà nó còn có tác dụng ghi nhớ lâu kiến thức, đúc rút được kinh nghiệm quý báu.

Ngoài ra, thay vì tự rèn luyện, bạn cũng có thể ứng tuyển để trở thành intern tại các công ty truyền thông, quảng cáo, Marketing. Khi thực tập, bạn sẽ có cơ hội được phân tích dữ liệu thực tế, cùng làm việc và học hỏi những người uy tín có kinh nghiệm trong ngành Digital Marketing.

Giai đoạn 4: Học tập thêm những mảng khác

Sau khi đã nắm vững kiến thức và kỹ năng cơ bản của một mảng Digital Marketing, bạn sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn thứ tư của lộ trình tự học Digital Marketing. Đây là giai đoạn quan trọng giúp bạn mở rộng tầm nhìn và nâng cao năng lực trong lĩnh vực này.

Trong Digital Marketing, mỗi mảng công việc đều có sự liên quan mật thiết với nhau. Ví dụ, nếu bạn chuyên về SEO, bạn sẽ cần hiểu rõ về các kênh marketing khác như SEM, Social media hay Email marketing để có thể xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả.

Việc học thêm những mảng khác cũng giúp bạn nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Ví dụ, nếu bạn biết cách sử dụng các công cụ Marketing automation, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức trong việc quản lý các chiến dịch Marketing.

Do đó, sau khi đã thuần thục mảng mà bạn chọn, việc học thêm những mảng khác cũng góp phần hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc.

Trên đây là lộ trình học Digital Marketing chi tiết cho người mới bắt đầu. Lộ trình này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của bản thân.
Để học Digital Marketing hiệu quả, bạn cần có sự quyết tâm và nỗ lực cao. Hãy dành thời gian và công sức để học hỏi, bạn sẽ sớm đạt được thành công.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của mình về Kiến thức quan trọng trong Digital Marketing cho người mới bắt đầu từ con số 0 giúp bạn học tập dễ dàng hơn.Nếu bạn muốn học thêm nhiều kiến thức bổ ích về Digital Marketing mà còn tiết kiệm chi phí thì mình giới thiệu bạn đến với ABC Digi. Ngoài việc mang điến nhiều kiến thức hữu ích đến các bạn trẻ đang mong muốn tìm hiểu về Digital Marketing. ABC còn cung cấp hơn 10 khóa học miễn phí giúp bạn tiết kiệm chi phí và học hiệu quả. Các kiến thức luôn được cập nhật mới và bắt kịp xu hướng thị trường nên bạn không cần phải về mình bỏ lỡ cơ hội phát triển.