Header Ads Widget

Những điều cần lưu ý khi đi du học Úc

Du học Úc nói riêng và du học nước ngoài nói chung là một trong những quãng thời gian quan trọng trong đời mỗi bạn du học sinh, nó ảnh hưởng tới toàn bộ sự nghiệp sau này của bạn. Do đó bạn cần phải chuẩn bị thật chu đáo trước khi đặt chân tới đất nước mà mình theo học. NVC GROUP đã tổng hợp lại những điều cần lưu ý sau đây hy vọng sẽ tiếp thêm được sự tự tin và kinh nghiệm cho các bạn đã và đang chuẩn bị hành trang du học tại xứ sở Kangaroo.

1. Độ tuổi

Độ tuổi tối thiểu để bé có thể nộp đơn Du học Úc là 6 tuổi và với những ứng viên dưới 18 tuổi thì việc du học cũng có một vài điểm khác biệt. Nếu như 6 là con số tối thiểu mà bắt đầu từ đó chúng ta có thể gửi con em của mình đi học thì việc này cũng phát sinh một số điểm phức tạp kèm theo khi bé còn ở độ tuổi quá nhỏ. Đối với ứng viên xin thị thực sinh viên dưới 18 tuổi, cần có sự sắp xếp về phúc lợi (welfare arrangement) trong thời gian bé học tập và sinh sống tại nước Úc. Các sự sắp xếp phúc lợi này bao gồm:

- Cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp đi cùng

- Có họ hàng tại Úc giám hộ

- Được trường sắp xếp chỗ ở và cam kết đảm bảo về sự an toàn, hỗ trợ và sắp xếp các phúc lợi tổng quát khác

Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các ứng viên dưới 18 tuổi theo quy định của Lãnh Sự Quán Úc. Các bạn trên 18 tuổi sẽ dễ dàng hơn khi không có sự ràng buộc về sự sắp xếp phúc lợi này, sinh viên có thể thoải mái lựa chọn việc ở tại nhà người thân, ở trong ký túc xá trường hay ở nhà người bản xứ (homestay)…

2. Điều kiện Anh văn

Việc Việt Nam là quốc gia tiếp tục giữ vững vị trí Assessment Level 2 trên bản đồ thế giới đã mang lại lợi ích đáng kể đến các bạn học sinh – sinh viên. Khi nằm ở AL2, chúng ta có lợi thế là việc cung cấp chứng chỉ chứng minh trình độ tiếng Anh mà cụ thể là IELTS, sẽ không bắt buộc. Tuy nhiên, điều kiện này giống như “con dao 2 lưỡi” khi bạn xin thị thực mà hoàn toàn không có chứng chỉ Anh văn, hồ sơ của bạn có khả năng bị đánh giá thấp hơn bởi Lãnh sự quán. Phụ thuộc vào bậc học mà bạn muốn học tập tại Úc mà điều kiện anh văn đầu vào sẽ khác, nhưng nhìn chung là:

- Cao Đẳng: IELTS học thuật 5.5

- Cử Nhân: IELTS học thuật 6.0

- Thạc Sĩ: IELTS học thuật 6.5

Đọc đến đây, các bạn cũng đừng quá lo lắng khi mình chưa thể thi được kết quả như yêu cầu ở trên, vì hầu hết các trường Đại học tại Úc hiện nay đều có tổ chức các khóa Tiếng Anh trong trường (ELICOS) hoặc là liên kết trực tiếp với những Trung tâm Anh ngữ lân cận để mang đến cho các bạn các lớp tiếng Anh 10 tuần – 20 tuần trước khi vào khóa chính. Điểm này hóa giải ác mông thi IELTS phải đúng số điểm được yêu cầu. Ngoài ra, các nhà giáo dục tại Úc cũng công nhận những chứng chỉ Tiếng Anh khác là: TOEFL iBT, PTE, Cambridge English: Advanced. Hãy lựa chọn kỳ thi mà bạn tự tin nhất!

3. Yêu cầu học tập

Tùy thuộc vào bậc học mà mỗi trường sẽ có yêu cầu khác nhau về mảng học thuật. Chính vì vậy, rất quan trọng trong việc ứng viên cần xác định rõ bậc học mà mình theo đuổi và trường mà bạn yêu thích. Một khi đã xác định được 2 yếu tố này, bạn có thể liên hệ với NVC GROUP để biết yêu cầu chính xác nhất  hoặc kiểm tra trên website trường về những thông tin này. Bậc học càng cao thì yêu cầu đầu vào càng khó:

- Bậc THCS: Cung cấp điểm trung bình môn

- Bậc THPT: Cung cấp điểm trung bình môn và tiếng anh

- Cao đẳng: Cung cấp điểm trung bình môn và tiếng anh

- Đại học: Cung cấp điểm trung bình môn và tiếng anh

- Thạc Sĩ: Cung cấp điểm trung bình môn và tiếng anh, ngoài ra còn có thể yêu cầu thêm kinh nghiệm

Đối với các yêu cầu học tập trong bậc Cử nhân và Thạc Sĩ, nếu không đủ điều kiện để vào trực tiếp các bạn có thể vào học khóa Cao đẳng hoặc Dự bị Thạc Sĩ trước và chuyển tiếp thành công vào Cử nhân/ Thạc Sĩ tương ứng với tổng thời gian học không thay đổi hoặc thay đổi ít so với ban đầu. Bên cạnh đó, một số ngành còn có thể kèm theo một số yêu cầu đặc biệt như portfolio, phỏng vấn,…

4. Yêu cầu về tài chính

Một lợi thế của Assessment Level 2 chính là hầu hết các trường Đại học Úc sẽ không yêu cầu sinh viên không chứng minh tài chính, tuy nhiên trong giai đoạn ứng viên đã nộp đơn xét thị thực sinh viên thì Lãnh sự quán Úc hoàn toàn có khả năng yêu cầu bổ sung tài chính. Ngoài ra đối với các bạn đến từ những tỉnh thành high-risk hoặc một số trường bạn yêu thích sẽ yêu cầu chứng minh tài chính ngay từ ban đầu. Bấm vào đây để hiểu rõ hơn về những yêu cầu này.

5. Hồ sơ xin thị thực sinh viên

Sau khi hoàn tất giai đoạn xin trường và chuẩn bị tài chính, bước tiếp theo chính là chuẩn bị cho một bộ hồ sơ xin thị thực thật đầy đủ. Việc các giấy tờ liên quan được cung cấp đầy đủ và sẵn sàng tăng điểm cộng của một hồ sơ trong mắt Lãnh sự, ngoài ra còn tránh được việc Lãnh sự yêu cầu và đợi bạn bổ sung một giấy tờ gì đó dẫn tới chậm trễ xét và kéo dài thời gian có visa.

6. Sự khác biệt lối sống và văn hóa

Khi học tập tại một môi trường nước ngoài lần đầu tiên dài hạn, chúng ta sẽ không tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lạc lỏng khi nhịp độ cuộc sống và phong cách sống hoàn toàn khác biệt so với quê nhà. Có thể nói, rào cản ngôn ngữ và văn hóa khiến du học sinh dễ nản lòng khi mới đặt chân tới nước Úc. Chính vì vậy, trong thời gian chúng ta chờ đợi visa hãy tìm hiểu thêm về cuộc sống của nước Úc, các chia sẻ của du học sinh Việt trước đó trên các diễn đàn du học và trang bị thêm tiếng anh giao tiếp và cả thuật ngữ chuyên ngành mà bạn sẽ học sắp tới

7. Làm quen với khí hậu

Nằm ở phía nam bán cầu, Úc trải qua các mùa trong năm đối lập với châu Âu và Bắc Mỹ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tổ chức lễ Giáng sinh trên bãi biển, nhưng phải dạo chơi trong nhà vào mùa hè. Quốc gia này tuy được xem là nơi đầy nắng, nhưng một số khu vực lại rất lạnh. Thế nên, hãy nghiên cứu trước nơi có ý định du học.

8. Chú ý vấn đề quản lý tài chính cá nhân

Sống tại Úc có thể rất tốn kém, như Melbourne và Sydney thường được xem là những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Học phí và sinh hoạt phí cũng chênh lệch khác nhau giữa các vùng. Với những chuyên ngành bình thường, học phí thường rơi vào khoảng 30.000 AUD (khoảng 487 triệu đồng) mỗi năm. Trong khi đó, con số này có thể lên đến 40.000 AUD (khoảng 649 triệu đồng) nếu chọn các khóa học có nhiều thực hành.

(Xem thêm: Du học nghề Úc)

Mặt khác, sinh hoạt phí thường bao gồm việc đi lại, cư trú, ăn uống, mua sắm thiết bị... Chi phí này khác nhau tùy theo từng thành phố ở Úc. Chẳng hạn, Sydney có thể cao đáng kể so với Hobart - khu vực có mức giá rẻ hơn 25% so với phần còn lại của đất nước này.

Sinh viên có thể bù đắp chi phí là "săn" các loại học bổng. Hãy liên hệ với trường đại học (ĐH) để tìm các cơ hội học bổng. Sinh viên cũng có thể kết hợp nhiều phương thức hỗ trợ tài chính khác nhau để trang trải cuộc sống. Một lựa chọn khác là vay vốn sinh viên hoặc đi làm thêm.

9. Bảo hiểm y tế

Trước khi nộp đơn xin thị thực du học, bạn phải có bảo hiểm y tế sinh viên quốc tế (overseas student health cover-OSHC). Bảo hiểm này phải có hiệu lực ít nhất một tuần trước khi kỳ học của bạn bắt đầu và cần duy trì trong suốt thời gian tại Úc.

Bạn sẽ cần ghi nhớ tên của nhà cung cấp bảo hiểm, ngày hợp đồng bắt đầu và kết thúc cũng như số hợp đồng bảo hiểm. Một số quốc gia được miễn các yêu cầu của OSHC.

10. Quy định việc làm thêm

Để trang trải sinh hoạt phí tại Úc, sinh viên quốc tế có thị thực du học được phép làm việc đến 40 giờ mỗi 2 tuần trong học kỳ. Còn trong kỳ nghỉ, sinh viên được phép làm việc bao nhiêu tùy thích.

Sinh viên có thể làm gia sư hoặc trợ lý trong trường ĐH, hoặc tham gia các công việc trong lĩnh vực bán lẻ và du lịch. Úc có mức lương tối thiểu cao so với các quốc gia khác, hiện khoảng 20,33 AUD mỗi giờ.

Khi đã hoàn thành việc học và sắp xếp thị thực phù hợp, bạn có thể xem xét làm việc toàn thời gian tại Úc. Các trường ĐH sẽ hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp của họ trong giai đoạn cuối của chương trình học để quyết định những bước tiếp theo là gì.

11. Xếp loại trong ĐH

Các cơ sở giáo dục ĐH ở Úc sử dụng tỷ lệ phần trăm để chấm điểm bài làm. Tuy nhiên, điểm chữ được đánh giá khác với Mỹ và châu Âu. Cụ thể, HD (high distinction- cực kỳ xuất sắc) là A+, D (distinction-xuất sắc) là A, C (credit-khá) là B, P (pass-đạt) là C và F (fail) đều là không đạt.

12. Văn hóa

Có nhiều cụm từ hoặc "tiếng lóng của người Úc" bạn có thể học trước khi đến vùng đất phía nam nước này. Mọi người thường chào nhau bằng cách nói "G'day", cũng như hay viết tắt các từ và thêm "o" hoặc "y" vào cuối, chẳng hạn như "defo" có nghĩa là "definitely" (chắc chắn).

Cư dân nhiều quốc gia khác nhau sống tại Úc nên bạn sẽ có thể tiếp cận đa dạng các nền ẩm thực và văn hóa từ khắp các nơi trên thế giới trong quá trình du học.

Hy vọng những thông tin mà NVC GROUP cung cấp ở trên đã phần nào bổ sung vào hành trang trên bước đường du học Úc sắp tới của bạn. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công!